Hồ sơ bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ cần giấy tờ gì

hình ảnh minh họa cho giấy tờ cần thiết làm hồ sơ bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ

Hồ sơ bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ thường phức tạp về mặt giấy tờ. Chỉ cần một thông tin thiếu hoặc sai sẽ khiến hồ sơ bảo lãnh của bạn bị bổ sung, hoặc kéo dài thời gian chờ đợi hơn dự kiến. Trong bài viết này ViPass sẽ hướng dẫn bạn trọn bộ giấy tờ, bằng chứng đầy đủ nhất, giúp bạn xin visa thành công.

Giai đoạn nộp hồ sơ ban đầu tại Sở di trú Mỹ

Người đang định cư ở Mỹ được gọi là Người bảo lãnh (NBL), người đang sống tại Việt Nam được gọi là Người được bảo lãnh (NĐBL).

Có 2 hình thức để nộp hồ sơ bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ là: nộp hồ sơ giấy và nộp trên hệ thống online của Sở di trú. Với kinh nghiệm nhiều năm, ViPass khuyên rằng nên nộp hồ sơ online để thuận tiện cho việc theo dõi hồ sơ, cập nhật thông tin nhanh chóng. Dù bạn chọn hình thức nộp hồ sơ nào, thì bạn cũng sẽ phải nộp đầy đủ các giấy tờ dưới đây.

Giấy tờ cá nhân

Người bảo lãnh

  • Form I-130
  • Giấy tờ chứng minh quốc tịch Mỹ như: Bằng quốc tịch, Passport Mỹ
  • Giấy đăng ký kết hôn với Người được bảo lãnh
  • Hình thẻ kích thước 5x5cm nền trắng
  • Giấy đổi tên (nếu có)
  • Giấy khai sinh (nếu có)
  • Giấy li hôn (nếu có)
  • Giấy tờ của Toà án liên quan đến án tích (nếu có)

Người được bảo lãnh

  • Form I-130A
  • Giấy khai sinh
  • Hình thẻ kích thước 5x5cm nền trắng
  • Giấy li hôn (nếu có)
  • Hộ chiếu (nếu có)

Lưu ý: Sở di trú quy định những giấy tờ cá nhân trong hồ sơ bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ, nếu không phải là tiếng Anh thì cần phải được dịch thuật. Thông thường giấy tờ cần dịch thuật là Giấy khai sinh, Giấy kết hôn, Giấy li hôn của Người được bảo lãnh ở Việt Nam.

Kiểm tra lại thông tin điền trong đơn I-130, I-130A đã chính xác và đúng với giấy tờ cá nhân. Sai sót thông tin cá nhân sẽ ảnh hưởng đến kết quả của hồ sơ. Thậm chí, bạn có thể bị nghi ngờ về tính trung thực.

Bằng chứng để chứng minh mối quan hệ là thật

  • Tường trình về mối quan hệ (Timeline)
  • Thư làm chứng có chữ kí của người chứng kiến mối quan hệ
  • Hình ảnh những lần gặp nhau
  • Hình ảnh đính hôn, đám cưới
  • Tin nhắn & cuộc gọi liên lạc với nhau hàng năm
  • Hoá đơn gửi tiền, gửi quà
  • Bằng chứng liên lạc với người thân, bạn bè của nhau (nếu có)
  • Bằng chứng trên các mạng xã hội như: Facebook post, Instagram, Tiktok, Zalo (nếu có)

Các bản tường trình, thư làm chứng cần được viết bằng tiếng Anh và được kí tên. Bằng chứng nên được trình bày và sắp xếp khoa học, giúp viên chức lãnh sự dễ xem xét và hiểu về mối quan hệ của bạn.

giấy tờ cần điền khi người bảo lãnh làm bảo trợ tài chính khi làm hồ sơ bảo lãnh vợ chồng đi mỹ

Giai đoạn tại trung tâm chiếu kháng quốc gia (NVC)

Người bảo lãnh

  • Form I-864 bảo trợ tài chính
  • Khai thuế năm gần nhất
  • Form W2/1099 năm gần nhất

Người được bảo lãnh

  • Đơn DS-260
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2
  • Bản án của toà nếu từng có án tích (nếu có)
  • Giấy li hôn
  • Giấy khai sinh
  • Hộ chiếu phải có thông tin Nơi sinh
  • Hình thẻ kích thước 5×5 chụp trong vòng 6 tháng gần nhất

Từ tháng 8/2024, theo quy định mới của Lãnh sự quán Mỹ, khi đã nộp đơn DS-260 nhưng sau đó bạn phát hiện có sự sai sót, hoặc thay đổi thông tin như đổi Hộ chiếu mới, bạn cần cập nhật thông tin đúng. Bạn phải liên hệ với Lãnh sự để được hỗ trợ mở lại đơn, điền thông tin đúng và nộp lại đơn DS-260 trước phỏng vấn.

Giai đoạn phỏng vấn visa tại Lãnh sự quán Mỹ

  • Thư mời phỏng vấn
  • Xác nhận đã nộp đơn DS-260
  • Đăng ký địa chỉ nhận visa
  • Tất cả giấy tờ cá nhân bản gốc của Người được bảo lãnh (Hộ chiếu, Khai sinh, Lý lịch tư pháp số 2, Giấy li hôn, Giấy kết hôn, Hình thẻ 5×5)
  • Bản photo giấy tờ cá nhân của Người được bảo lãnh
  • Hồ sơ khám sức khoẻ, chích ngừa định cư
  • Bằng chứng mối quan hệ

Trước buổi phỏng vấn, cần kiểm tra các giấy tờ cá nhân đã có đầy đủ bản gốc, bản photo và đã được upload lên hệ thống online ceac NVC hay chưa. Thiếu bất kì giấy tờ cá nhân nào, bạn có thể bị từ chối phỏng vấn hoặc bị bổ sung giấy xanh.

Chi phí làm hồ sơ bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ là bao nhiêu?

Từ ngày 01/04/2024, Sở di trú ra thông báo tăng phí chính phủ đối với các diện bảo lãnh định cư Mỹ, cụ thể như sau:

  • Phí chính phủ nộp hồ sơ bảo lãnh tại Sở di trú: $625 (nộp online) hoặc $675 (nộp hồ sơ giấy)
  • Phí chính phủ tại NVC (6 bước)
    • Phí xét duyệt tài chính: $120
    • Phí phỏng vấn: $325/người
  • Phí khác tại giai đoạn phỏng vấn Lãnh sự quán
    • Phí chích ngừa định cư: $50 – $100/người
    • Phí khám sức khỏe định cư
      • Từ 2- dưới 15 tuổi: $284.
      • Từ 15- dưới 18 tuổi: $334.
      • Từ 18- dưới 25 tuổi: $389.
      • Từ 25- dưới 45 tuổi: $339.
      • Trên 45 tuổi: $334 (đóng tiền USD hay tiền việt đều được).
  • Phí thẻ xanh: $235/người (sau khi nhận visa)

ViPass với nhiều năm kinh nghiệm và sự tận tâm sẽ giúp vợ chồng bạn đoàn tụ với nhau trong thời gian nhanh nhất với mức chi phí hợp lý. Bạn cung cấp giấy tờ và thông tin cá nhân, chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành trọn gói hồ sơ từ điền đơn, dịch thuật giấy tờ, viết Timeline mối quan hệ đến làm bộ bằng chứng đầy đủ. Chúng tôi cam kết luôn nỗ lực hết sức để giúp khách hàng được cấp visa. Nếu quý vị hoặc người thân đang cần tư vấn về vấn đề di trú, xin đừng ngần ngại liên hệ ViPass để được hỗ trợ.

ENG »